Không gian truyền cảm hứng R&D Center

15/11/2020

Tiền sảnh ở tầng 1 của NCSOFT R&D Center (Pangyo, Seongnam-si, Hàn Quốc) đã được làm mới lại – nơi mà các nhân viên làm việc chăm chỉ để tạo ra một thế giới mới, đồng thời mang tính biểu tượng tạo ấn tượng đầu tiên cho du khách tham quan. Chúng tôi muốn cung cấp nguồn cảm hứng mới cho tất cả những ai đã đến thăm nơi này và trở thành nơi kết nối với tầm nhìn của NC.

Với chủ đề ‘Coexistence‘ (tạm dịch ‘Cộng Sinh’), từng mỗi ngóc ngách là sự kết nối giữa thực tại và thế giới trong trò chơi mà NC tạo ra. Chủ đề này bắt nguồn từ quan điểm rằng game của NC không đơn thuần là một thế giới ảo chỉ tồn tại trong máy tính hay smartphone (điện thoại thông minh), mà là một thế giới độc lập tồn tại song song giống như thế giới thực, vốn là nơi cuộc sống hàng ngày diễn ra.

Không chỉ phần thiết kế không gian được thay đổi một cách tinh tế, người dùng còn có thể trải nghiệm đa dạng nhiều tính năng khác. Sau đây sẽ là các câu chuyện liên quan từ concept đến tổng thể của từng không gian.

 

Toàn cảnh sảnh Lobby nhìn từ cổng chính. Không gian chính với Media Wall, Info Desk, Gallery v.v. được đặt ở hướng của cửa ra vào cùng bức tường kính tạo cảm giác như một khu vực trưng bày.

Cấu thành không gian ‘Cộng Sinh’

Người chơi trải nghiệm vô số thế giới thông qua game, và tạo ra một bản ngã (ego) khác. Thế giới trong game không phải là một không gian ảo đơn thuần mà là một thế giới khác thực sự tồn tại và mang trong mình giá trị tồn tại của nó. Chúng tôi tập trung vào những đặc điểm này của game và đưa vào không gian vật lý của khu vực tiền sảnh này.

Toàn bộ cổng chính, quầy thông tin, quầy cà phê và khu vực tiếp tân đều được thay đổi để phù hợp với concept “Cộng Sinh”. Với hai không gian mang tính chất riêng của cơ sở hiện có và cơ sở mới, khi bước vào sảnh, bạn sẽ có cảm giác như thể đang đứng trong một không gian mà hai chiều cùng tồn tại song song với nhau.

 Hình trên – Sơ đồ khái niệm không gian. Đó là một sơ đồ thể hiện cách áp dụng khái niệm chính về sự   cùng tồn tại của ảo và thực vào không gian.

 Hình bên dưới – chi tiết nội thất Isometric. Trong lần đổi mới này, tông màu nội thất của 1) Tường truyền thông, 2) Phòng trưng bày và 3) Quán cà phê đã được phân biệt rõ ràng với tông màu trắng của cơ sở hiện tại, thể hiện sự pha trộn nhiều chiều.

Media Wall – nền tảng truyền thông tích hợp của NC

Với chiều rộng 13,5m và cao 4,3m được dựng ở ngay trung tâm của tiền sảnh, Media Wall với kích thước to lớn đem đến cho người xem nhiều nội dung đa dạng mang đậm bản sắc đặc trưng của NC, cùng niềm hy vọng về một chiếc cầu nối truyền cảm hứng.

Môi trường văn hóa trong thế giới game được nghiên cứu lại, sau đó cho ra mắt [NC ART PROJECT] dưới hình thức nghệ thuật, và tác phẩm ‘Mixed Dimension’ của nghệ sĩ mảng truyền thông Minha Yang đã được chọn cho lần đổi mới này. Những tác phẩm thể hiện được góc nhìn mới lạ về ‘game’ của các nghệ sĩ tài ba khác cũng đang trong quá trình chuẩn bị để có thể trình làng trong thời gian tới. Ngoài ra, đa dạng các concept thuộc các tựa game khác nhau cùng các ảnh theo định dạng cinematic mới nhất nêu bật khả năng phát triển của NC cũng được trình chiếu. Hình ảnh game được hiển thị trên màn hình với kích thước lớn có thể khiến người xem cảm thấy như dang được đắm chìm vào một thế giới huyền bí chỉ bằng cách nhìn vào nó.

Phiên bản update mới nhất của tác phẩm ‘Hẻm núi Manlim’ trong Frontier World (Blade & Soul) được giới thiệu dưới dạng trực quan (visual mode).

Cuộc gặp gỡ với các nhân vật tồn tại giữa các bức tường – Interactive Gallery

Khi bước vào cổng ở phía đông, bạn sẽ thấy một phòng trưng bày tương tác dài khoảng 23m. Bắt đầu với tác phẩm của Lee Yi Nam mang tên “Happiness” (tạm dịch Hạnh phúc), xuyên suốt hành lang sẽ là trải nghiệm về nghệ thuật với hình thức truyền thông điện tử, nhưng cảm giác thì như đang được thưởng ngoạn một bức tranh thủy mặc. Tác phẩm được dựng từ các đường nét của nhân vật sau khi mã hóa lại từ concept gốc của nhân vật trong game NC. Đường thẳng đứng của cửa chớp (louver), một trong những yếu tố thiết kế không gian kiến trúc được sử dụng một cách khéo léo, thể hiện hiệu quả hiệu ứng mà các đường nét ấy mang lại. Những đường nét chuyển động uyển chuyển như thể từng sợi dây đàn được thắp sáng một cách lung linh huyền ảo sẽ thu phục người thưởng lãm bằng một bầu không khí trữ tình phủ khắp khu vực này.

Đặc điểm lớn nhất của không gian này chính là sự bổ sung các yếu tố tương tác. Việc giao tiếp với nhân vật trong thế giới ảo sẽ trở nên thực tế hóa hơn khi người xem tiến đến gần hệ thống media này. Hình bóng phản chiếu qua tấm rèm trắng giúp truyền tải việc trải nghiệm như thể thế giới của chiều không gian khác và các nhân vật trong đó thực sự đang tồn tại ở phía bên ngoài bức tường. Tác phẩm được chọn mang tên ‘Cognitive Space’ (tạm dịch ‘Không gian sáng tạo’) của Yang Minha, mô tả một cách sinh động sự pha trộn giữa ảothực, thông qua hình thức responsive art (nghệ thuật ứng đáp).

Tác phẩm ‘Cognitive Space’ của Yang Minha. Trải nghiệm độc đáo mối liên hệ với thế giới mới – nơi NC ấp ủ xây dựng một cách trữ tình, như thể một thực thể khác nào đó tồn tại song song trong cuộc sống hằng ngày.

Không gian tận hưởng những giọt cà phê thơm ngon cùng dịch vụ sang trọng – NC Café

Lối vào khu vực Café

NC Café nằm ở tầng 1 mang đến trải nghiệm thương hiệu tích cực cho các nhân viên trong công ty và khách vãng lai bằng cà phê chất lượng cao và dịch vụ cao cấp. Ngay khu vực cổng vào, bạn có thể nhìn thấy một cánh cổng chào lớn tương tự như cổng thông tin tích hợp (portal), và cánh cổng mang lại cảm giác kỳ vọng trước khi bước vào một không gian mới. Nhằm tăng thêm sự tiện lợi, Digital Information Display (DID – Màn hình hiển thị thông tin kỹ thuật số) được lắp đặt ngay tại vị trí ra vào với các thông tin thiết yếu như thực đơn theo mùa, các sự kiện nội bộ, bảng chào đón khách v.v..

Bố cục không gian cũng được cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu của người sử dụng. Hạt cà phê và hướng dẫn sử dụng được đặt trên quầy bar giúp hỗ trợ người dùng mở rộng sự lựa chọn đối với cà phê. Ngoài ra, không gian bày trí đa dạng nhiều loại hình nội thất khác nhau, như khu vực nghỉ ngơi thoải mái hoặc trò chuyện riêng tư, khu vực tổ chức các cuộc họp nhỏ v.v.. Bàn đứng (standing table) cũng được thiết kế riêng dành cho khách hàng có nhu cầu sử dụng trong khi chờ đợi.

Khu vực bên trong Café

 

Không gian vô tận kết nối Hiện Tại và Quá Khứ – Infinity Mirror

Khi bước vào phòng tiếp tân, bạn có thể thưởng thức một bức tường triển lãm với khung trưng bày gồm 40 ngăn (ngang – 8/ dọc – 5). Thay vì rập khuôn với kiểu trưng bày thông thường, một hình thức trưng bày đặc biệt bao bọc bởi gương được sử dụng để tạo cảm giác trông như thể các vật phẩm được trưng bày đang tồn tại trong một không gian vô tận vượt ra khỏi bên ngoài bức tường.

Các sản phẩm thủ công chứa đầy trí tuệ và vẻ đẹp của tổ tiên xa xưa, nằm trong bộ sưu tập của Giám đốc Im Hi-ju từng chịu trách nhiệm quản lý tại Mỹ thuật Đương đại Academy – Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Quốc gia. Bộ sưu tập được chia thành bốn loại gồm 筆: thuật viết /捄: chứa đựng /美: trang trí /用: viết và được triển lãm luân phiên bốn lần một năm.

Nhờ có sự mở rộng vô hạn các vật trưng bày – hơi thở của thế kỷ 19 như hộp bút, hộp đựng wangjin (một dạng vải quấn tóc của nam nhân thời xưa), hộp mực, đá mài mực, kẹp tóc, hàng thêu thùa v.v.. mà cuộc sống hàng ngày trong quá khứ và của hiện tại như được bắt cầu với nhau và cùng tồn tại. Không gian như một phép ẩn dụ, chứng minh cho một tương lai sẽ khởi sắc khi có được nguồn cội là những món đồ thủ công dân gian nhỏ bé, giản dị được vun đắp tỉ mỉ từ sự tinh tế và trí tuệ đầy ắp ý nghĩa của cuộc sống. Giá trị cốt lõi của Infinity Mirror không chỉ đơn thuần chỉ gói gọn trong việc trưng bày các vật phẩm để người xem thưởng thức. Infinity Mirror là nguồn chia sẻ kiến thức và kết nối giữa các thời đại với nhau.

Mặt trước của Infinity Mirror

List